Tự kỷ là một chứng rối loạn nặng, xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, thường kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. 

Trẻ bị tự kỷ có thể tổn hại nghiêm trọng ở nhiều mặt; có sự khiếm khuyết về mặt xã hội và thường thiếu trực giác về những người khác; khoảng 1/3 cho đến 1 nửa số người tự kỷ không phát triển đủ ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu giao tiếp thường ngày...

Bởi vì những dấu hiệu của tự kỷ sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời nên dưới đây là 4 dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ cần phải biết.

Ít tiếp xúc với xã hội

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/181/75d/262/14637.jpg


Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không bày tỏ một nụ cười hoặc biểu hiện một thái độ vui vẻ vào lúc 6 tháng tuổi, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8.

Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Dana Watternberg Khani, bác sĩ y khoa, chuyên gia trẻ tự kỷ của Austism Friendly Spaces nói rằng “Rất nhiều trẻ tự kỷ gặp phải vấn đề trong giao tiếp với người xung quanh, vì vậy, chúng có khuynh hướng thích chơi với đồ vật hơn là với con người”. Ví dụ, nếu bạn chỉ cho trẻ một búp bê hoặc một quả bóng, chúng thường chỉ tập trung vào nó hơn là nhìn vào mắt bạn.

Rối loạn về ngôn ngữ

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/9e0/f91/13b/14640.jpg

Paul Wang, bác sĩ y khoa, người đứng đầu nghiên cứu y học tại Austism Speaks, nói rằng “mặc dù trẻ em có những môn học nói khác nhau nhưng bố mẹ nên chú ý nếu thấy quá chậm trễ so với độ tuổi. Các triệu chứng tự kỷ tiềm ẩn bao gồm không có các cử chỉ như chỉ hoặc vẫy tay, không nói khi 16 tháng, không nói được hai từ có nghĩa khi 24 tháng.

Hành vi lặp đi lặp lại



Quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp.

Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng.

Theo các chuyên gia “vỗ tay, lắc lắc, nhảy và xoay, sắp xếp và sắp xếp lại đồ vật, lặp lại các âm thanh, từ ngữ hay câu nói” là những hành vi phổ biến ở trẻ tự kỷ.


Hành vi chống đối

Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…
Có nhiều nguyên nhân gây chứng rối loạn tự kỷ, trong đó tác nhân di truyền là nguyên nhân quan trọng nhất. Nếu trong gia đình có người bị tự kỷ thì khả năng đứa trẻ sinh ra bị tự kỷ sẽ cao hơn. Ngoài ra còn có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân còn liên quan đến tác nhân môi trường trước khi sinh, sự nhiễm trùng của mẹ, môi trường sau sinh...
Và nếu chứng rối loạn tự kỷ được phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng tái hòa nhập cuộc sống.


Xem thêm tại: https://globedr.com/post/73722b3971456830415a5770352f49344267426530773d3d