Có những loại mụn không được nặn nhưng cũng có những trường hợp hoàn toàn có thể, tuy nhiên bạn phải biết mụn khi nào mới được nặn và nặn làm sao mới an toàn. Đó chính là vấn đề mà GlobeDr VietNam đề cập trong bài viết hôm nay. Cùng tìm hiểu nhé!
Kết quả hình ảnh cho nặn mụn
Những loại mụn có thể nặn được
  • Mụn không đau, không có dấu hiệu viêm hay mưng mủ;
  • Mụn có kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ;
  • Nhân mụn trồi lên trên sớm;
  • Mụn mọc ở những vị trí không nguy hiểm.
Khi nhận thấy đầu mụn khô, nhân mụn cứng lại và trồi lên trên, xung quanh không sưng đỏ hay mụn chín có màu vàng thì chính là thời điểm phù hợp để nặn mụn.
Cách nặn mụn an toàn
Cần dùng nước ấm để làm sạch mặt và mở rộng lỗ chân lông; vệ sinh tay sạch sẽ nếu nặn mụn bằng tay hay tiệt trùng que nặn mụn, hay cẩn thận hơn thì nên quấn gạc y tế quanh ngón tay... Sau khi nặn, nên dùng dung dịch sát khuẩn hay nước muối sinh lý để làm sạch vị trí mụn vừa nặn.
Ngoài ra, có một số loại mụn GlobeDr VietNam khuyên bạn tuyệt đối không được nặn như mụn đinh râu, mụn thịt, mụn có ổ viêm, mụn trứng cá ác tính kèm sốt và viêm, mụn mọc ở vùng “tam giác chết (vùng từ sống mũi xuống hai khóe miệng).
Các bác sĩ cảnh báo nếu nặn mụn tùy tiện ở những vị trí này có thể không những không lành mà mụn lan rộng hơn, gây tình trạng sưng viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch, làm nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.

Xem thêm bài viết tại: