Trào lưu thử thách kiểm tra nguy cơ đột quỵ này bùng lên từ sau khi cố nghệ sĩ Chí Tài qua đời. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết, phong trào “Đứng giữ thăng bằng một chân” này xuất phát từ nghiên cứu tại Nhật Bản, công bố trên tạp chí “Stroke Journal” năm 2014.

Cách thực hiện thử thách

Cách thực hiện:

  • Đứng bằng 1 chân
  • Chân còn lại co lên, vuông góc với chân trụ
  • Nhắm mắt
  • Không dựa tường, không dùng tay giữ chân

Theo dõi video:


https://www.facebook.com/Bacsitoancau/posts/2823690724555673

Thực hư việc phát hiện được đột quỵ

Theo đó, nghiên cứu được thực hiện với 1.400 người có độ tuổi trung bình 67 tuổi tại Nhật Bản. Và kết quả cho thấy, việc không thể giữ thăng bằng với một chân quá 20 giây này là có liên quan đến việc suy giảm nhận thức và các tổn thương não không triệu chứng do tổn thương mạch máu nhỏ. Cụ thể là nhồi máu nhỏ mà không có triệu chứng như nhồi máu lưỡi và vi mạch.

Song về mặt khoa học, các tổn thương do mạch máu nhỏ chưa thể được xem là đột quỵ não thật sự, mà chỉ đơn thuần là phản ánh tình trạng xơ vữa mạch máu nhỏ. Điều này gần như hoàn toàn xảy ra với những người trên 60 tuổi, nhất là với những người có mắc bệnh lý nền như tăng huyết áp hay đái tháo đường.


Cũng theo ông Thắng, hiện chưa thể nâng nghiên cứu này lên mức khuyến cáo mà cần phải kiểm định lại trên nhóm dân số khác vì nghiên cứu chỉ thực hiện trên một nhóm dân số tương đối lớn tuổi ở Nhật, có kèm theo nhiều bệnh nền mà không được khảo sát trước đó.

Những đối tượng cần tầm soát đột quỵ

  • Để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất, mọi người trước hết cần tầm soát các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp… Đây là đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.
  • Bệnh nhân xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, mắc bệnh tim…
  • Nhóm đối tượng sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng có nguy cơ đột quỵ cao, vì thế không nên quá lạm dụng.
  • Những người lớn tuổi, nhất là trên 70 tuổi.
  • Người béo phì và ít vận động.
  • Bảo vệ gia đình đúng cách khỏi virus cúm trong mùa đông.

Ban biên tập GlobeDr