Lẹo mắt là tình trạng về mắt nhiều người gặp phải, với khối sưng đỏ hình thành dọc rìa mí mắt, gần lông mi. Hầu như bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có thể bị. Dù loại bệnh này không nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu và đau đớn.

1. Nguyên nhân gây lẹo mắt

  • Viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi.
  • Hệ thống dẫn lưu bị tắc, các tuyến dầu quanh mí mắt không thể thoát ra khiến các tuyến bị sưng và viêm, gây ra mụn lẹo.

2. Các loại lẹo mắt

Phân loại theo vị trí, có 2 loại lẹo mắt gồm:

  • Lẹo mắt bên ngoài: Nằm ở gốc của nang lông mi.
  • Lẹo mắt bên trong: Hình thành trong các tuyến dầu bên trong hoặc dưới mí mắt.

3. Ai dễ bị lẹo mắt nhất?

  • Những người đã từng bị lẹo mắt hoặc nấm da trước đó có thể dễ dàng tái phát
  • Những người gặp các tình trạng về da như da ửng đỏ - rosacea hoặc viêm da
  • Người mắc các bệnh như tiểu đường, sưng mí mắt và lipid huyết thanh cao
  • Dùng mỹ phẩm đã quá lâu, cọ không được vệ sinh hay không tẩy trang thường xuyên

4. Những biện pháp xử lý lẹo mắt

Lẹo mắt có thể xử lý tại nhà bằng những biện pháp như sau:

  • Giữ vệ sinh: Nên đảm bảo vệ sinh mắt, hạn chế đưa tay bị bẩn lên mắt.
  • Không nặn lẹo: Nên để mụn lẹo tự thoái triển một cách tự nhiên, còn nặn có thể vỡ túi mủ và lây lan nhiễm trùng.


  • Chườm ấm hoặc túi trà: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm và đắp lên mắt trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày làm 3 – 5 lần sẽ giúp lẹo nhanh lành hơn. Hoặc có thể thay khăn ấm bằng túi trà vì trà có tính kháng khuẩn tốt.
  • Thay đổi thói quen trang điểm: Khi bị mụn lẹo không nên trang điểm vì vừa làm chậm quá trình lành và còn gây kích ứng mun lẹo. Còn bình thường, nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên, thay mới bộ trang điểm nếu đã quá cũ, không để lớp trang điểm qua đêm,…
  • Dùng kính áp tròng cẩn trọng: Nên vệ sinh kính cũng như vệ sinh tay trước khi tháo – lắp kính.

Tuy nhiên với những trường hợp bị lâu hoặc bị nặng, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.

Tải ứng dụng GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu được được chăm sóc sức khỏe toàn diện:

http://bit.ly/2QLhGml